• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Dị ứng thức ăn - hiện tượng thường gặp ở trẻ em

    Khóc không ngừng do đau bụng, nổi mề đay, phù mặt, tiêu chảy kéo dài… đều có thể là biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm.

    Khóc không ngừng do đau bụng, nổi mề đay, phù mặt, tiêu chảy kéo dài… đều có thể là biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm.

    Những loại thực phẩm khiến bé bị dị ứng thường gặp nhất là trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại tôm cua cá. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy 4% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi, tuy nhiên còn phụ thuộc vào môi trường, thói quen ăn uống, cách sống của từng cộng đồng, cá thể.

    1h sáng tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi TW, cả nhà chị Mai bế con gái 5 tháng tuổi nhập viện vì bé cứ ngằn ngặt khóc hơn 2 tiếng không ngừng. Sau khi thăm khám và biết trước đó bé đã được cho ăn thử một chút trứng gà, bác sĩ chẩn đoán bé bị đau thắt ruột (colic) do thức ăn lạ.

    Khóc không ngừng do đau bụng, nổi mề đay, phù mặt, tiêu chảy kéo dài… đều có thể là biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm.
    Khóc không ngừng do đau bụng, nổi mề đay, phù mặt, tiêu chảy kéo dài… đều có thể là biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm.

    Không nhanh chóng xác định nguyên nhân như trường hợp trên, bé Thi (8 tháng tuổi) lại bị suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài dù đã uống men tiêu hóa, bổ sung các yếu tố vi lượng. Bé phải nhập viện vài lần và trải qua nhiều xét nghiệm soi, cấy phân, xét nghiệm máu… Cuối cùng, khi khám tại khoa Miễn dịch - dị ứng, làm xét nghiệm test lảy da với một số dị nguyên thức ăn, “thủ phạm” được xác định là do trẻ dị ứng với sữa bò. Dị ứng thức ăn biểu hiện rất đa dạng nhưng nhiều gia đình không để ý. Nếu bác sĩ không khai thác tỉ mỉ tiền sử, diễn biến của trẻ, dễ bỏ sót chẩn đoán.

    Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện nguyên nhân và tránh tiếp xúc. Điều này nghĩa là gia đình phải thay đổi thói quen ăn uống, cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ. Cụ thể, khi test lảy da với protid của lòng trắng trứng gà ở bé gái 5 tháng kết quả dương tính, gia đình phải tránh cho trẻ ăn thực phẩm này trong vòng ít nhất 6 tháng. Sau 6 tháng, bạn đưa con đến làm lại test để biết trẻ đã hết dị ứng chưa, sau đó mới cho ăn lại. Ở trường hợp dị ứng sữa bò, bé được chỉ định ngừng ăn các sản phẩm sữa bò. Sau 2 tuần trẻ hết tiêu chảy và bắt đầu lên cân.

    Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể điều trị các triệu chứng như dùng thuốc kháng histamine trong trường hợp mề đay, khí dung ventoline khi có triệu chứng hen phế quản, tiêm Adrenaline khi sốc phản vệ… Cụ thể, ở trường hợp dị ứng do tôm, trẻ được uống thuốc antihistamine, khí dung adrenaline và tránh ăn tôm hoặc các sản phẩm có chứa tôm. Triệu chứng viêm thanh quản do dị ứng với loại thực phẩm này có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    Khi trẻ ăn dặm nên làm quen dần với mỗi loại thức ăn một tuần để theo dõi, phát hiện và tránh các loại thức ăn gây dị ứng.

    Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như chàm, viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Các nhà khoa học gọi đó là “tiến trình dị ứng”. Vì vậy, việc dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho bé ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu bố mẹ cùng mắc bệnh dị ứng thì con có nguy cơ 50-80%; bố hoặc mẹ bị dị ứng, nguy cơ ở con là 20-40%. Ngoài ra, nếu bố bị viêm mũi dị ứng, mẹ bị nổi mày đay khi ăn tôm thì trên 50% con cái sẽ mắc các bệnh dị ứng.

    Nếu trẻ có nguy cơ cao, bạn nên sử dụng cách phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn như: cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ. Trường hợp không có sữa mẹ, bạn có thể sử dụng các loại sữa công thức giảm tính dị ứng (đạm thủy phân một phần hoặc toàn phần). Ngoài ra, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen dần với mỗi loại thức ăn một tuần để theo dõi, phát hiện và tránh các loại thức ăn gây dị ứng; không nên cho trẻ ăn các loại hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi) trước 1- 2 tuổi.

    (Theo Tiến sĩ Lê Minh HươngKhoa Miễn dịch- dị ứng- Bênh viện Nhi TW // VnExpress)