• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Nguyên nhân gây đi tiểu khó

    thưa bác sĩ, cháu bị đá bóng vào bìu khi cháu học lớp 9. năm nay cháu 21 tuổi. đôi khi bị đau ở bìu, dù đã vài lần đến bệnh viện VIỆT ĐỨC ở HÀ NỘI và uống thuốc theo đơn của bác sĩ . bây giờ cháu cũng bị cả bệnh đi tiểu khó nữa, dương vật cũng không phát triển gì nữa ạ . mong bác sĩ giải đáp giúp cháu với không cháu buồn lắm .cháu cảm ơn nhiều (le anh tuan)

    thưa bác sĩ, cháu bị đá bóng vào bìu khi cháu học lớp 9. năm nay cháu 21 tuổi. đôi khi bị đau ở bìu, dù đã vài lần đến bệnh viện VIỆT ĐỨC ở HÀ NỘI và uống thuốc theo đơn của bác sĩ . bây giờ cháu cũng bị cả bệnh đi tiểu khó nữa, dương vật cũng không phát triển gì nữa ạ . mong bác sĩ giải đáp giúp cháu với không cháu buồn lắm .cháu cảm ơn nhiều (le anh tuan)

    (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

    Trả lời:

    Trong thư của bạn mô tả không chi tết các triệu chứng, tuy nhiên chúng tôi cũng xin gửi bạn một số thông tin tư vấn theo yêu cầu của bạn như sau:

    1. Tiểu lâu hay tiểu khó là biểu hiện của sự kháng cư của các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Bình thường nước tiểu có từ 250ml-800 ml sẽ gây kích thích buồn đái, lưu lượng nước tiểu đái ra khoảng 20ml/giây, những người đái lâu, đái khó với có biểu hiện như:

    - Thời gian của một bãi đái kéo dài.

    - Đái khó lúc ban đầu, phải cố rặn mới đái được, đến khi đái được nước tiểu thường rất chậm.

    - Có khi đái khó toàn bãi, phải ráng sức rất nhiều trong suốt thời gian đái.

    Như vậy bạn cần xác định xem có phải chờ quá 30 giây mới thấy xuất hiện dòng nước tiểu đầu không , có phải rặn trong suốt thời gian tiểu hay chỉ lúc đầu của bãi đái không, dòng nước tiểu có liên tục hay bị ngắt quãng, sau khi đái có cảm giác dễ chịu vì đã đái hết không...

    - Nguyên nhân chung:

    + Những bệnh do tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống.

    + Đái khó sau chấn thương có vỡ xương chậu.

    + Sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang.

    + Các bệnh ở vùng bàng quang như: các khối u, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cúng cổ bàng quang... hoặc do viêm nhiễm lâu ngày.

    - Nguyên nhân ở nữ giới: ngoài những nguyên nhân chung như trên còn có thể gặp một số nguyên nhân khác như:

    + Do các khối u vùng tiểu khung chèn vào bàng quang như u ở tử cung, u buồng trứng...

    + Do có thai...

    - Nguyên nhân ở nam giới thường do:

    + Sỏi bàng quang hoặc niệu đạo.

    + Viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt ở người già.

    + Chấn thương niệu đạo.

    + Chít hẹp niệu đạo sau chấn thương hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo.

    Nếu đái lâu kèm theo có các triệu chứng trên bạn nên đi khám chuyên khoa niệu, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm một số xét nghiệm chuyên khoa như siêu âm và xét nghiệm nước tiểu để xác định bệnh.

    2. Các nguyên nhân gây đau bìu bao gồm:

    + Nguyên nhân ngoài bìu (đau qui chiếu) như là viêm rễ thần kinh, đau do sỏi niệu quản, viêm gân vùng dây chằng bẹn...

    + Nguyên nhân tại vùng bìu như là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, thoát vị bẹn - bìu, viêm mào tinh hoàn - tinh hoàn, lao mào tinh hoàn, u tinh hoàn...

    Vậy để hết đau vùng bìu, bạn cần đi khám tại các bệnh viện có phòng khám tiết niệu hoặc nam khoa để được chẩn đoán và xử trí chính xác.

    Chúc bạn sức khỏe!

    Bs.Thuocbietduoc

    (Theo Thuốc & biệt dược)