• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

24 ngân hàng lỗ trong 5 tháng đầu năm

    Chênh lệch giữa thu nhập so với chi lũy kế 5 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 18.200 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ các năm, trong đó có 24 đơn vị thua lỗ.

    Chênh lệch giữa thu nhập so với chi lũy kế 5 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 18.200 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ các năm, trong đó có 24 đơn vị thua lỗ.

    24 ngân hàng kinh doanh thua lỗ trong 5 tháng đầu năm

     Báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm tháng đầu năm 2013, mặc dù kết quả kinh doanh của hệ thống được cải thiện so với năm 2012, song vẫn tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước đó.  

    Mức chênh lệch giữa thu nhập so với chi lũy kế 5 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống mới đạt 18.200 tỷ đồng; bằng 109% chênh lệch thu chi 5 tháng đầu năm 2012 nhưng chỉ bằng 88% so với năm 2010 và 61% so với 2011. 

    Thậm chí, theo Ngân hàng Nhà nước, trong 5 tháng đầu năm nay, có 24 trên tổng số 124 tổ chức tín dụng có mức chênh lệch giữa thu và chi âm. Còn lại 100 tổ chức tín dụng có lãi nhưng trong đó 57 đơn vị giảm lãi so với cùng kỳ các năm trước. 

    Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu không thực hiện theo quyết định 780, các tổ chức tín dụng phải trích lập thêm 14.400 tỷ đồng, khi đó chênh lệch thu chi của toàn hệ thống chỉ còn 3.800 tỷ đồng. 

    Kết quả kinh doanh sụt giảm một phần do chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của các ngân hàng hiện nay tương đối thấp. Nếu chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch là 3,03%; nếu trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chênh lệch chỉ còn 1,93%, giảm so với mức 2,33% cuối năm 2012. 

    Bên cạnh việc giảm sút trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo các tổ chức tín dụng một số rủi ro. Trước hết là nguy cơ chạy đua lãi suất huy động vốn vẫn tiềm ẩn, đặc biệt là bắt nguồn từ một số ngân hàng yếu kém. 

    Kế đó là rủi ro liên quan đến việc đầu tư trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành (trái phiếu doanh nghiệp). Trong 5 tháng, dư nợ tín dụng chỉ đạt mức tăng trưởng thấp 2,87% so với cuối năm 2012 thì đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đã tăng 4,14%. 

    Theo Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng thêm mức rủi ro cho ngân hàng bởi nguồn vốn này đang tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản chiếm hơn 50%; hoặc với mục đích tăng quy mô, cơ cấu lại nợ chiếm 30%. 

    Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo xu hướng sụt giảm vốn của nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các nhà băng có dấu hiệu giảm sút. 

    (Theo Vnexpress)