• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Những Đông dược cấm dùng trong thực phẩm chức năng

    Hiện nay, trong nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) người ta thường bổ sung một số thảo dược. Vì thảo dược cũng là thuốc, nên tất nhiên cũng có thể dẫn tới tác dụng phụ ngoài sự mong muốn. Mặt khác, đông dược cũng có một số loại rất độc, nếu sử dụng trong TPCN có thể gây nên những hậu quả khó lường đối với sức khỏe và sinh mạng.

    Hiện nay, trong nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) người ta thường bổ sung một số thảo dược. Vì thảo dược cũng là thuốc, nên tất nhiên cũng có thể dẫn tới tác dụng phụ ngoài sự mong muốn. Mặt khác, đông dược cũng có một số loại rất độc, nếu sử dụng trong TPCN có thể gây nên những hậu quả khó lường đối với sức khỏe và sinh mạng.

    Một loại thực phẩm chức năng được làm từ nghệ.

    Thời trước, việc sử dụng thức ăn kết hợp với Đông dược, để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh, được thực thi bởi các loại món ăn đặc biệt, gọi là "dược thiện".

    Các loại đông dược hiện đang được sử dụng trong thực phẩm chức năng được phân loại ra sao? Những loại thảo dược nào có thể sử dụng trong TPCN? Những loại thảo dược nào không được sử dụng? Đó là những vấn đề mà mỗi người tiêu dùng thông thái đều cần biết rõ.

    Trong Đông y truyền thống  "Dược thiện" được phân thành  2 loại hình chính.

    Loại thứ nhất: Chỉ sử dụng nguyên liệu là thuốc. Nhưng các vị  thuốc được gia công, chế biến dưới dạng thức ăn; như bánh phục linh.

    Loại thứ hai: Thức ăn có bổ sung dược liệu. Bao gồm các loại cháo thuốc, canh thuốc, trà thuốc, rượu thuốc,...  Loại hình này có ưu điểm là vẫn bảo trì được tác dụng chữa bệnh của thuốc cũng như giá trị dinh dưỡng của thức ăn, lại vẫn có hương vị đặc biệt như một món ăn ngon.

    TPCN ngày nay, tuy vô cùng đa dạng, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, nhưng về mặt cấu trúc nguyên liệu, cũng không vượt ra ngoài hai loại hình trên.

    Theo thuyết "Dược thực đồng nguyên": Thuốc và thức ăn có chung một nguồn gốc, có chung một cấu trúc, có chung công hiệu và được sử dụng với cùng một mục đích.  Thuốc và thức ăn đồng cấu, nên tính năng đều được phân loại theo "tứ khí" (hàn nhiệt ôn lương - lạnh nóng ấm mát) và "ngũ vị" (tân cam khổ toan hàm - cay ngọt đắng chua mặn), thăng giáng phù trầm, quy kinh, ....

    Xét theo bản chất, thuốc và thức ăn chỉ khác biệt trên phương diện cường độ tác dụng: Tứ khí ngũ vị của thức ăn tương đối bình hòa, còn tứ khí ngũ vị của thuốc thì mạnh hơn hoặc là mãnh liệt.

    Căn cứ vào cường độ của thuốc, năm 2002, Bộ Y tế (Vệ sinh bộ) Trung Quốc đã công bố 3 danh sách đông dược, có liên quan đến thực phẩm chức năng (Bảo kiện phẩm). Xin giới thiệu để chúng ta tham khảo.

    Dược phẩm "thực dược lưỡng dụng" (vừa là thuốc vừa là thực phẩm)

    Dược phẩm cấm dùng trong bảo kiện thực phẩm (TPCN)

    Bát giác liên, bát lý ma, thiên kim tử, thanh thổ mộc hương, sơn lương đang, xuyên ô, quảng phòng kỷ, mã tang diệp, mã tiền tử, lục giác liên, thiên tiên tử, ba đậu, thủy ngân, trường xuân hoa, cam toại, sinh thiên nam tinh, sinh bán hạ, sinh bạch phụ tử, sinh lang độc, bạch giáng đan, thạch toán, quan mộc thông, nông cát lỵ, hiệp trúc đào, chu sa, anh túc xác, hồng thăng đan, hồng đậu sam, hồng hồi hương, hồng phấn, dương giác ảo, dương trịch trục, lệ giang sơn từ cô, kinh đại kích, côn minh sơn hải đường, hà đồn, náo dương hoa, thanh nương trùng, ngư đằng, dương địa hoàng, dương kim hoa, khiên ngưu tử, phê thạch (bạch phê, hồng phê, phê sương), thảo ô, hương gia bì (giang liễu bì), lạc đà liên, quỷ cữu, mãng thảo, thiết bổng chùy, linh lan, tuyết thượng nhất chi cao, hoàng hoa hiệp trúc đào, ban miêu, lưu hoàng, hùng hoàng, lôi công đằng, điên gia, lê lô, thiềm tô.

    Đinh hương, bát giác hồi hương, đậu đao (đậu rựa), tiểu hồi hương, tiểu kế, sơn dược (củ mài), sơn tra, mã xỉ hiện (rau sam), ô tiêu xà, ô mai, mộc qua, hỏa ma nhân, đại đại hoa, ngọc trúc, cam thảo, bạch chỉ, bạch quả, bạch biển đậu, bạch biển đậu hoa, long nhãn nhục, quyết minh tử, bách hợp, nhục đậu khấu, nhục quế, từ cam tử, phật thủ, hạnh nhân, sa táo, mẫu lệ, khiếm thực, hoa tiêu, xích tiểu đậu, a giao, kê nội kim, mạch nha, côn bố, đại táo, la hán quả, uất lý nhân, kim ngân hoa, thanh quả, ngư tinh thảo, khương (sinh khương, can khương), chỉ cụ tử, câu kỷ tử, chi tử, sa nhân, bạng đại hải, phục linh, hương duyên, đào nhân, tang diệp, tang thầm, cát cánh, ích trí nhân, hà diệp, lai bặc tử, liên tử, cao lương khương, đạm trúc diệp, đạm đậu sị, cúc hoa, cúc cự, hoàng giới tử, hoàng tinh, tử tô (cành lá tía tô), tử tô tử (hạt tía tô), cát căn, hắc chi ma, hắc hồ tiêu, hòe mễ, bồ công anh, phong mật, phỉ tử, toan táo nhân, tiên bạch mao căn (rễ cỏ tranh tươi), tiên lô căn (rễ sậy tươi), phục xà, quất bì, quất hồng, bạc hà, ý dĩ nhân, giới bạch, phúc bồn tử, hoắc hương.

    Dược phẩm có thể sử dụng trong bảo kiện thực phẩm (TPCN)

    Nhân sâm, nhân sâm diệp,  nhân sâm quả, tam thất, thổ phục linh, đại kế, nữ trinh tử, sơn thù du, xuyên ngưu tất, xuyên bối mẫu, xuyên khung, mã lộc thai (thai hươu ngựa), mã lộc nhung, mã lộc cốt, đan sâm, ngũ gia bì, ngũ vị tử, thăng ma, thiên môn đông, thiên ma, thái tử sâm, ba kích thiên, mộc hương, mộc tặc, ngưu bàng tử, ngưu bàng căn, xa tiền tử, xa tiền thảo, bắc sa sâm, bình bối mẫu, huyền sâm, sinh địa hoàng, sinh hà thủ ô, bạch cập, bạch truật, bạch thược, bạch đậu khấu,  thạch quyết minh, thạch hộc (cần kèm theo chứng minh tính khả  dụng), địa cốt bì, đương quy, trúc nhự, hồng hoa, hồng cảnh thiên, tây dương sâm, ngô thù du, hoài ngưu tất, đỗ  trọng, đỗ trọng diệp, sa uyển tử, mẫu đơn bì, lô hội, thương truật, bổ cốt chi, kha tử, xích thược, viễn chí, mạch môn đông, quy giáp, bội lan, trắc bách diệp, chế đại hoàng, chế hà thủ ô, thích ngũ gia bì, thích mai quả, trạch lan, trạch tả, mai quế hoa, mai quế nhự, tri mẫu, la bố ma, khổ đinh trà, kim kiều mạch, kim anh tử, thanh bì, hậu phác, hậu phác hoa, khương hoàng, chỉ xác, chỉ thực, bá tử nhân, trân chu, giảo cổ lam, hồ lô ba, tây thảo, tất bát, cửu thái tử, thủ ô đằng, hương phụ, cốt toái bổ, đẳng sâm, tang bạch bì, tang chi, chiết bối mẫu, ích mẫu thảo, tích tuyết thảo, dâm dương hoắc, thỏ ty tử, dã cúc hoa, ngân hạnh diệp, hoàng kỳ, hồ bắc bối mẫu, phan tả diệp, cáp giới, việt quất, hòe thực, bồ hoàng, tật lê, phong giao, toan giác, hạn liên thảo,  thục đại hoàng, thục địa hoàng, miết giáp.

    (Theo SK&ĐS)