hotline Hotline: 0977 096 677

Dược liệu Trung Quốc tung hoành

 Dù Việt Nam có đến 4.000 loài thực vật có thể dùng làm thuốc nhưng gần 90% nguồn dược liệu phải nhập, chủ yếu từ Trung Quốc. Điều nghịch lý là trong khi đó, thương lái Trung Quốc lâu nay vẫn đổ xô sang ta thoải mái thu gom cây dược liệu đem về nước.

 
Tại hội thảo “Phát triển dược liệu theo tiêu chuẩn WHO” do UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với Sở Y tế TP HCM tổ chức mới đây, Bộ Y tế cho biết nguồn dược liệu ở Việt Nam rất phong phú nhưng chưa được tận dụng. Trong khi đó, theo TS Trần Thị Hồng Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền, chất lượng dược liệu nhập lậu, chủ yếu từ Trung Quốc, lại rất tù mù.
 
Kê đơn: Bác sĩ nhát tay
 
Theo thống kê của Cục Quản lý Y dược cổ truyền, cả nước hiện có trên 500 cơ sở kinh doanh, sản xuất dược liệu, thuốc đông y. Tình trạng dược liệu giả, trộn hóa chất độc hại, chiết xuất mất hoạt chất... xảy ra tràn lan, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh.
 
Công bố của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương về chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước tại hội thảo cho thấy tính mạng của người bệnh đang bị xem thường. Theo đó, qua kiểm nghiệm gần 400 mẫu dược liệu thì có tới 60% chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, giả mạo, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại...
Những năm gần đây, nhu cầu khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) ngày càng tăng cao nhưng chất lượng dược liệu lại không bảo đảm. Bác sĩ Lê Hùng, Phó Chủ tịch Hội Đông y TP HCM, cho biết dược liệu dỏm, chất lượng không được kiểm soát là nỗi bức xúc của giới lương y. “Dù có nhiều bài thuốc hay nhưng chúng tôi cũng phải đắn đo, không dám kê đơn vì lo người bệnh mua nhầm thuốc dỏm” - ông Hùng nêu thực trạng.
 
Bác sĩ Trần Hữu Vinh, Trưởng Phòng Quản lý YHCT Sở Y tế TP HCM, cho rằng thầy thuốc giỏi nhưng không có “vũ khí” trong tay thì cũng không giải quyết được gì. “Việc bảo đảm chất lượng dược liệu lâu nay chỉ mang tính hình thức, cần phải chủ động có nguồn dược liệu lâu dài” - ông Vinh nhận xét.
 
Khó kiểm soát chất lượng
 
Theo Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 4.000 loài thực vật được dùng làm dược liệu. Hằng năm, nước ta sử dụng 50.000-70.000 tấn dược liệu, trong đó có gần 90% nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Do vậy, chất lượng dược liệu có nhiều bất cập.
 
Không như tân dược, chất lượng dược liệu rất khó kiểm soát. Chẳng hạn sâm, một loại dược liệu khá phổ biến, nhìn bên ngoài thì hình dáng, kích thước của loại 2, 3 hay 5 năm tuổi là không khác nhau mấy, vì thế khó biết được chất lượng. Các chuyên gia cho rằng cần ban hành cơ chế, chính sách phát triển dược liệu trong nước, tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu và đẩy mạnh kiểm tra.
 
Theo Sở Y tế TP HCM, thành phố hiện có 2 bệnh viện lớn chuyên về YHCT, bên cạnh khoa YHCT của 20 bệnh viện thuộc sở. Ngoài ra, TP HCM có trên 1.000 phòng chẩn trị YHCT. Cũng như tình hình cả nước, gần 90% dược liệu ở TP HCM phải nhập từ nước ngoài và chủ yếu là Trung Quốc nhưng rất khó kiểm soát chất lượng. Bác sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện YHCT TP HCM, cho biết mỗi năm, bệnh viện này sử dụng khoảng 100 tấn dược liệu, trong đó đến 80% nhập từ Trung Quốc.
 
Tại hội thảo nêu trên, Vụ YHCT - Bộ Y tế cảnh báo việc sử dụng đông dược giả mạo, nhuộm hóa chất, chứa chất độc hại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường. Trường hợp nhẹ sẽ bị ảnh hưởng chức năng gan, thận; nếu dùng lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, ung thư...
 
Thương lái Trung Quốc vét hàng
 
Có một điều nghịch lý là dù gần 90% nguồn dược liệu ở Việt Nam phải nhập từ Trung Quốc nhưng lâu nay, các thương lái nước này lại đổ xô đến nhiều vùng rừng núi nước ta thu gom thảo dược đem về nước.
 
Hơn 1 năm nay, nhiều người Trung Quốc đã đến xã Xuân Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa thuê cơ sở, mướn nhân công địa phương vào rừng thu gom dược liệu rồi sơ chế để đưa về nước. Những người này có hành tung rất bí ẩn, hầu như không tiếp xúc với dân địa phương. Họ ăn ở, ngủ nghỉ tại nhà của bà L.T.H, thuộc thôn Tân Thành, xã Xuân Quỳ.
 
Nhà bà H. cũng là cơ sở thu gom dược liệu chính của những người Trung Quốc này, luôn nhộn nhịp người ra vào. Không chỉ Như Xuân, nhiều người dân ở các huyện khác của tỉnh Thanh Hóa như Như Thanh, Thường Xuân… cũng kéo nhau vào rừng săn tìm dược liệu rồi mang đến cơ sở bà H. bán. Những người Trung Quốc ở nhà bà H. mua tất tần tật, từ cây máu chó, củ ráy, hoằng đằng, khúc khắc, cu li, rễ na rừng, nấm lim… đến lá cây mắc nhám (cơm nguội).
 
Ông Lê Đình Tuấn, Bí thư Đảng bộ xã Xuân Quỳ, cho biết gia đình bà H. tổ chức thu mua dược liệu quy mô lớn khi có người Trung Quốc xuất hiện. Theo ông Tuấn, người đứng đầu tên là A Lầm. “Khi thu mua nhiều dược liệu, họ thuê đến 30-40 người địa phương băm, thái, sấy, vô bao..., trả công trung bình 4-5 triệu đồng/người/tháng” - ông Lương Xuân Đầu, Trưởng Công an xã Xuân Quỳ, nói.
 
Những cán bộ xã Xuân Quỳ cũng chỉ biết số người Trung Quốc này đến nhà bà H. ở để thu mua dược liệu; còn mua làm gì, bao nhiêu, đến khi nào... thì không rõ. Cứ hết hạn visa 3 tháng theo hình thức du lịch, những người này về Trung Quốc rồi lại sang.
 
Theo NLĐ

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư