hotline Hotline: 0977 096 677

DavinFrance - LIP Q10

1. Tên sản phẩm: Thực phẩm chức năng DavinFrance - LIPQ10

 

2. Thành phần cấu tạo: Mỗi viên có chứa Coenzym Q10 10mg, α Lipoic acid 200mg, L-carnitin 10mg, Gelatin, Glycerin, Sorbitol, Titan dioxyd, Nipazin, Nipasol, Ethyl Vanilin, nước tinh khiết, dầu đậu nành.

 

 

3. Cơ chế tác dụng: 
Coenzym Q10: được viết tắt là CoQ10 - đó là chất được phát hiện từ năm 1957. Coenzym Q còn có tên là ubiquinone, cấu trúc hóa học thuộc nhóm quinone, nhiều ở động vật, thực vật và vi sinh vật. Có nhiều loại coenzym Q khác nhau tùy theo mạch bên (R) của cấu trúc hóa học chứa nhiều hay ít isopren-thí dụ coenzym Q6 có mạch R gồm 6 isopren (có ở một số vi sinh vật), và coenzym Q10 có R gồm 10 isopren (ở ty thể của động vật), ở thực vật có chất tương tự là plastoquinon.
 
Ở người chỉ có CoQ10, các Q6-Q9 khi theo thức ăn vào cơ thể sẽ được biến đổi thành Q10. Khả năng sinh tổng hợp CoQ10 của cơ thể còn tùy thuộc vào sự có mặt đầy đủ của các acid amin, vitamin và các yếu tố vi lượng; nếu thiếu các yếu tố này thì lượng CoQ10 trong cơ thể bị giảm sút. CoQ10 hiện diện ở mọi tế bào của cơ thể, là yếu tố không thể thiếu được cho sự cung cấp năng lượng trong tế bào. Tại ty thể của tế bào, CoQ10 hoạt hóa quá trình sinh năng lượng, tăng cường tổng hợp ATP và khả năng sử dụng oxy của tế bào. Ngoài ty thể, CoQ10 có tác dụng loại trừ các gốc tự do.
 
Rất hiếm trường hợp thiếu CoQ10 do nguyên nhân di truyền, mà chủ yếu là do nguyên nhân dinh dưỡng nghèo nàn. Các cơ quan như tim, gan, thận cần được cung cấp một lượng lớn năng lượng để hoạt động nên có nồng độ cao CoQ10. Nồng độ CoQ10 trong cơ thể chịu ảnh hưởng bởi môi trường và các yếu tố cuộc sống như tình trạng stress, nồng độ hormon, tuổi tác, bệnh tật, và các hoạt động thể lực… Khi CoQ10 trong cơ thể bị giảm sút sẽ làm giảm năng lượng, đồng thời hạn chế sự hoạt động của các cơ quan và tuyến nội tiết.
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây thiếu CoQ10: Trong cơ thể CoQ10 đạt mức tối đa quanh tuổi 20. Sau tuổi 20, mức CoQ10 có khuynh hướng giảm dần, ở tuổi 30 giảm khoảng 25%, ở tuổi 39-43 mức CoQ10 trong cơ thể chỉ còn 50%, tuổi càng cao càng thiếu CoQ10 hơn nữa. Khi tuổi cao năng lực biến đổi các coenzym Q khác từ nguồn thực phẩm, cung cấp thành CoQ10 cần thiết cho cơ thể cũng bị suy giảm, nên nhiều bệnh đã phát sinh ở người cao tuổi.
 
Gây thiếu hụt CoQ10 còn phải kể đến tình trạng nghiện rượu, nghiện thuốc lá kể cả hút thuốc thụ động (ngửi hít khói thường xuyên do người khác hút) chế độ dinh dưỡng thiếu, các hoạt động thể lực gắng sức, tình trạng stress, ốm đau, nhiễm lạnh… Ngoài ra, dùng một số thuốc như: chống rối loạn mỡ máu nhóm statin, thuốc chống trầm cảm, ức chế beta… Cũng là những nguyên nhân góp phần gây thiếu CoQ10.
 
Thiếu CoQ10 thì trước hết tim bị ảnh hưởng, vì CoQ10 có nồng độ cao nhất là ở tim - trái tim chứa CoQ10 nhiều gấp 10 lần các mô khác. Tim hoạt động liên tục nên lượng oxy tiêu thụ cũng rất lớn. Trong các bệnh tim mạch bệnh nhân thường bị thiếu hụt nghiêm trọng CoQ10 - giảm đến 75% so với cơ tim bình thường. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy người bệnh tim uống đều đặn CoQ10 dạng viên nang 30mg/viên, 1-2 viên ngày sẽ giảm được triệu chứng như: phù, gan to, sung huyết tĩnh mạch, đánh trống ngực và cải thiện thông số tim (phân suất tống máu, cung lượng tim, chỉ số thể tích tâm trương…).
 
Ngoài ra, CoQ10 còn có khả năng chống oxy hóa mạnh góp phần quan trọng hỗ trợ cơ thể trong việc chống các gốc tự do; nó có tác dụng hiệp đồng với các chất chống oxy hóa khác như beta caroten, vitamin E, vitamin C… Do tác dụng này, CoQ10 có tác dụng làm chậm sự lão hóa cơ thể, cải thiện khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống được nhiều loại bệnh tật.
 
Alpha lipoic acid được khám phá vào năm 1937, tuy nhiên ALA chỉ được chú ý trong hai thập niên gần đây. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ALA được tạo ra với một lượng rất nhỏ ở động vật, thực vật và người. ALA rất cần thiết cho sự tăng trưởng và những chức năng bình thường của cơ thể. Năm 1989, ALA được “phong danh hiệu” là một chất chống oxy hóa (antioxidant). Hai năm sau, TS. Lester Packer khám phá ra ALA không chỉ là một thành phần của chuỗi các chất chống oxy hóa (bao gồm vitamin C, vitamin E, glutathion, coenzym Q10) mà nó có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn những chất chống oxy hóa khác.
 
 ALA là 1 coenzym quan trọng có tính chống oxy hóa và chống bệnh tiểu đường. ALA tác động như là đồng yếu tố trong phức hợp pyruvate dehydrogenase, phức hợp alpha-ketoglutarate dehydrogenase và phức hợp aminoacid dehydrogenase. ALA giảm được thấy ở những bệnh nhân xơ gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch và viêm đa thần kinh .
ALA có thể chuyển hoá từ dạng oxy hóa (với cầu disulfua trong phân tử sang dạng khử (dạng dihydro với 2 nhóm sulfua tự do). Cả 2 dạng đều có khả năng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Tác dụng chống oxy hóa:
 
Dạng khử của ALA có khả năng loại bỏ các gốc superoxide, hydrogen peroxide,lipid peroxy (theo Kagan và cộng sự, Suzuki và cộng sự năm 1992). Các gốc tự do này gây vỡ hồng cầu. Trong nghiên cứu in vitro lipoic acid dạng khử hay dạng oxy hóa giúp bảo vệ hồng cầu chống các gốc tự do.
 
Acid Alpha Lipoic làm tăng hoạt tính các chất chống gốc tự do trong cơ thể. Đặc biệt, ALA có khả năng khôi phục các chất chống gốc tự do, đặc biệt là Glutathion (một chất không thể bổ sung đơn độc bằng đường uống vì dễ bị phân hủy và thường bị giảm do bệnh lý gan, ung thư, tuổi già, AIDS, ngộ độc thuốc...).
 
Tác dụng hạ đường huyết ALA kết hợp với insulin làm cho sử dụng glucose hiệu quả hơn. Ở động vật, ALA giảm đường huyết và tăng sinh glycogen ở gan; ở người, ALA giảm nồng độ pyruvic acid (Fachinfo:Thioctacid 1996). ALA cũng cải thiện tác dụng của insulin lên chuyên chở glucose ở cơ khung và chuyển hóa ở người và động vật đề kháng insulin (Henricken và cộng sự 1997). ALA giúp thu nhận glucose từ tế bào (Bashan và cộng sự 1993).
 
ALA cải thiện tính nhạy cảm với insulin ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Theo một nghiên cứu năm 1996 ở bệnh viện đại học Bulgary khoa nội tiết, cho 12 người bệnh TD2 uống ALA 600 mg ngày 2 lần trong 4 tuần, 12 người khác dung nạp glucose bình thường làm nhóm chứng để thử độ nhạy với insulin. Cuối thời gian điều trị, những người uống ALA tăng nhạy cảm insulin ngoại vi.
 
Trong hơn 30 năm, các bác sĩ ở Đức đã điều trị lâm sàng bệnh tiểu đường với alpha lipoic acid. Nghiên cứu trên toàn thế giới đã chứng tỏ khả năng của alpha lipoid acid bình thường hóa thu nhận glucose và sử dụng glucose. Trong một nghiên cứu, alpha lipoid acid cho thấy có khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường ở 70% động vật thử nghiệm. Trong một nghiên cứu khác, bệnh nhân tiểu đường type 2 uống alpha lipoid acid 500 mg mỗi ngày và sau 10 ngày thấy insulin tăng chuyển hoá 30% lượng glucose (Nagamatsu et al: Lipoic acid improves nerve blood flow, reduces oxidative stress and improve distal nerve conduction in experimental diabetic neuropathy. Diabetes Care 1995 số 18).
 
Tác động lên bệnh thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh do tiểu đường là dấu hiệu và triệu chứng rối lọan thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân tiểu đường, sau khi đã loại ra những nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh này. Cơ chế sinh bệnh đề nghị cho bệnh này gồm có:
 
 A. Tăng lưu thông qua đường chuyển hóa polyol, đưa đến tích tụ sorbitol, giảm inositol trong cơ bắp, kết hợp với giảm họat động N+/K+-ATPase.
  B. Hư hại vi mạch bên trong dây thần kinh và thiếu oxy do mất hoạt động nitric oxide do tăng hoạt động gốc tự do oxy.
ALA làm chậm lại hay đảo ngược bệnh thần kinh ngọai vi do tiểu đường qua nhiều hoạt động chống oxy hóa. Điều trị với ALA tăng glutathione khử, một chât chống oxy hóa nội sinh. Trong nghiên cứu lâm sàng, 600 mg ALA /ngày đã chứng tỏ cải thiện bệnh thần kinh do thiếu ALA.
 
Một nghiên cứu hợp tác giữa Viện hàn lâm y khoa Nga tại Mạc tư-khoa và SYDNEY ở Úc được đăng trên Diabetes Care tháng 3 năm 2003 nghiên cứu trên 120 bệnh nhân tiểu đường chuyển hóa ổn định, với triệu chứng cảm giác vận động bệnh đa thần kinh (polyneuropathy) do tiểu đường, được điều trị ngẫu nhiên bằng truyền tĩnh mạch 600 mg ALA hay giả dược trong 5 ngày mỗi tuần với 14 lần điều trị. Sau 14 lần điều trị, điểm trung bình tất cả triệu chứng giảm so với mức ban đầu là 5.7 ở nhóm dùng ALA và 1.8 ở nhóm dùng giả dược.
 
4. Công dụng: Bổ sung Coenzym Q10 và α-Lipoic acid, L-carnitin làm chậm quá trình lão hoá, giúp cơ thể khoẻ mạnh phòng ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ tuần hoàn, bảo vệ tế bào thần kinh não, tăng trí nhớ.
 
 
5. Đối tượng sử dụng, hướng dẫn sử dụng:
- Đối tượng sử dụng: Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, người già, người vận động thể lực nhiều, người làm việc căng thẳng, người nghiện rượu, nghiện thuốc lá
 
- Hướng dẫn sử dụng:: Uống 1 – 2 viên/lần, 1 – 2 lần/ngày uống cùng với bữa ăn để có tác dụng tốt nhất.
 
 
6. Quy cách đóng gói: Vỉ 15 viên. Hộp 2 vỉ, 
 
 
7. Bảo quản:  Nơi khô mát, tránh ánh sáng
 
 
8. Thời hạn sử dụng:  Lô sản xuất và hạn sử dụng ở trên hộp
 
 
9. Chịu trách nhiệm chất lượng và phân phối sản phẩm
Công ty CP Dược Phẩm Davinci - Pháp
Website: http://www.davincipharma.com
Email: davincipharma@gmail.com
Tel: 04. 22420168 - 04. 85852670
 

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư