hotline Hotline: 0977 096 677

10 nguyên tắc giúp sĩ tử nhớ lâu

 Nhớ lâu, nhớ nhiều, nhớ nhanh hay nói một cách khác: trí nhớ tốt, là những điều mà ai cũng muốn có, nhất là đối với các sĩ tử đang gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi đại học năm nay. Để có được trí nhớ tốt, ít ai biết rằng, ngoài khả năng “trời phú” thì việc rèn luyện và phương pháp tốt cũng góp phần cực kỳ quan trọng.

 
Các hình thức của trí nhớ
 
Trí nhớ bao gồm hai hình thức chính: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ đối với sự vật, hiện tượng vừa xảy ra cách đây vài phút, vài giờ, vài ngày. Loại trí nhớ này dễ bị ảnh hưởng bởi các sang chấn như bị chấn thương sọ não, bị tai biến mạch máu não, viêm não... Và khi trí nhớ ngắn hạn không tốt sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn là loại hình trí nhớ đối với các sự vật, hiện tượng, những điều bạn đã trải qua trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc một thời gian rất dài trước đó như những kỷ niệm thời thơ ấu, hình ảnh ông bà đã mất...
 
Đây là những thông tin cũ, được lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc có những ấn tượng sâu sắc khiến bạn không bao giờ quên. Trí nhớ dài hạn là trí nhớ có khuynh hướng không bị mất đi sau những sang chấn hoặc bệnh tật.
 
Ngoài hai loại hình trí nhớ trên, còn có loại hình trí nhớ ngay tức thì (đang hoạt động) ở thời điểm hiện tại, ví dụ như bạn đang tìm kiếm một địa chỉ, đang tìm kiếm một số điện thoại bạn vừa được người khác cung cấp hay bạn đang làm tính nhẩm cộng trừ nhân chia. Người ta cũng nói đến loại trí nhớ thứ tư là loại trí nhớ trong tương lai. Đây là khả năng nhớ một việc gì đó trong tương lai như nhớ đến một cuộc hẹn, đi nghỉ mát, bay một chuyến ra nước ngoài...
 
10 nguyên tắc giúp nhớ tốt
 
Nguyên tắc thứ nhất là bạn phải hết sức tập trung để ghi lại những điều cần nhớ: Nếu bạn không tập trung, chỉ nhìn và nghe dưới dạng tiềm thức (dưới ý thức) hay là ghi nhận thông tin một cách lơ đễnh, bạn sẽ không thể nhớ nhanh và lâu. Trong khi tập trung để nhớ, cố gắng tìm được những gì đặc biệt nhất ở điều cần nhớ ví dụ như anh bạn vừa gặp có dáng người cao quá khổ, đường phố lạ có nhiều hoa màu đỏ...
 
Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc lặp lại: Bạn phải thường xuyên lặp lại những điều muốn nhớ để tạo “lối mòn” trong não, hay nói một cách khác: biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Một người dù nhớ tốt đến đâu cũng sẽ quên ngay sau vài ngày những điều mà không được lặp lại trong ký ức. Đây chính là mấu chốt của việc học những môn “thuộc lòng” như ngoại ngữ, những bài văn, câu thơ mẫu. Văn ôn, võ luyện chính là một cách luyện trí nhớ tạo phản xạ có điều kiện để có thể nhớ lâu, nhớ dai. 
 
Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc tạo “dấu ấn”: Khi bạn định nhớ một sự vật, hiện tượng gì đó, bạn cố gắng tạo dấu ấn bằng cách tìm những điều đặc biệt ở chúng, ví dụ như bạn có một số điện thoại cần nhớ là 827391, bạn sẽ nhớ rất nhanh nếu tìm ra đặc điểm của dãy số trên là tổng mỗi nhóm 2 số liền nhau bằng 10 (8 + 2 = 7 + 3 = 9 + 1) và số lớn 8, 7, 9 luôn đứng trước số nhỏ. Cũng có thể nhớ theo kiểu “thu gọn” thông tin ví dụ như câu “How are you?” bạn thu gọn bằng các chữ cái đầu tiên: “HAY”?.
 
Nguyên tắc thứ tư là nguyên tắc “liên hệ”: Khi bạn định nhớ điều gì, bạn hãy cố gắng liên hệ điều đó có liên quan đến những gì khác không, ví dụ chiếc áo này tôi được tặng dịp sinh nhật...
 
Nguyên tắc thứ năm là nguyên tắc va chạm: Bạn sẽ phải chủ động tạo tần số va chạm với thông tin để tăng khả năng nhớ, ví dụ như học ngoại ngữ bạn phải tiếp xúc và nói nhiều, học từ vựng bằng phiếu từ vựng hoặc thậm chí viết đầy các từ mới treo ở những chỗ dễ quan sát hàng ngày.
 
Nguyên tắc thứ sáu là nguyên tắc hiểu biết cặn kẽ về thông tin: Bạn không thể nhớ lâu nếu bạn không hiểu về thông tin bạn cần phải nhớ. Điều này thật sự có ý nghĩa nếu như bạn cần phải học những môn có tính suy luận cao như toán, các đặc điểm bệnh lý trong y học. Đối với những lĩnh vực này, bạn không thể nhớ nổi vì lượng thông tin rất dài và khó nhớ.
 
Nguyên tắc thứ bảy là nguyên tắc “thực hành” hay cảm nhận thông tin càng rõ ràng, cụ thể càng tốt thông qua các giác quan. Cổ nhân có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, sau khi đã “thấy” rồi, bạn lại được tự tay làm thì sẽ không bao giờ quên. Nguyên tắc này cực kỳ quan trọng đối với những môn học phải thực hành nhiều như ngoại ngữ, tin học. Bạn có thể ngồi cả ngày học một vài mẫu câu rồi sau đó vẫn quên nhanh chóng, nhưng chỉ cần một vài lần tiếp xúc với người bản ngữ và  nghe họ nói, bạn sẽ nhớ cả đời.
 
Nguyên tắc thứ tám là nguyên tắc suy luận: Theo nguyên tắc này, bạn chỉ cần nhớ một ý chính của điều cần nhớ, từ đó suy ra những điều còn lại, ví dụ như bạn chỉ cần nhớ từ “nước biển”, những điều suy ra là “mặn”, “không thể uống được”, “để làm muối”...
Nguyên tắc thứ chín là nguyên tắc hỗ trợ: Bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ cho trí nhớ như điện thoại nhắc lịch, thời khóa biểu, sắp xếp theo thứ tự quan trọng những việc cần làm...
 
Nguyên tắc thứ mười - là nguyên tắc quan trọng nhất - nguyên tắc tạo đam mê: Khi bạn đã tìm được niềm thích thú, nỗi đam mê đối với mỗi môn học, mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi con người, đương nhiên, việc nhớ những thông tin có liên quan là chuyện cực kỳ dễ dàng và đơn giản thông qua việc bạn sẽ thực hiện bằng mọi nguyên tắc (trong đó có 9 nguyên tắc ở trên) để nhớ... càng lâu càng tốt.
 
Theo SK&DS

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư