hotline Hotline: 0977 096 677

Vladimir Putin: Thách thức trên đỉnh cao quyền lực

Những giọt nước mắt lăn trên má, Putin đã tuyên bố đắc cử tổng thống ngày 4/3 vừa qua. Chiến thắng với sự ủng hộ của đa số người dân Nga, nhưng ông Vladimir Putin vẫn sẽ phải đối mặt với một nhiệm kỷ đầy chông gai trước mắt để có thể đưa nước Nga bước vào kỷ nguyên mới.

Người hùng nước Nga

Cái tên Vladimir Putin xuất hiến sau một cuộc chuyển giao quyền lực vô cùng bất ngờ đã quyết định số phận của nước Nga trong một thập kỷ và nhiều năm sau đó. Đêm 31/12/1999, tổng thống Boris Yeltsin từ chức và chuyền quyền lực cho một sĩ quan trẻ tuổi ít ai biết đến: Vladimir Putin.

Trong hai nhiệm kỳ trước của mình, Putin luôn được giới truyền thông khen ngợi vì đã phục hồi sức mạnh của một quốc gia sau những năm cầm quyền hỗn loạn của Yeltsin. Trong 8 năm cầm quyền từ năm 2000-2008, nền kinh tế đã ra khỏi cơn khủng hoảng với GDP tăng gấp sáu lần.

Thời điểm Putin mới lên làm tổng thống, Liên bang Nga đang trong giai đoạn suy yếu và bất ổn dưới quyền của một tổng thống già yếu và bệnh tật. Kinh tế Nga rơi xuống mức tệ hại nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Lúc đó, không ai dám kỳ vọng một sĩ quan an ninh 46 tuổi vốn ít người biết đến cả trong lẫn ngoài nước như Putin lại có thể vực dậy đất nước. Thậm chí, dự định ban đầu chỉ là để ông làm Tổng thống trong vòng 3 tháng.

Thế nhưng, Putin đã làm được việc mà ít ai ngờ tới, đó là hồi phục nền kinh tế trì trệ của Nga. Những tiến bộ của nền kinh tế Nga trong hai nhiệm kỳ Putin cầm quyền thực sự gây ấn tượng. GDP đã tăng khoảng 70%. Tốc độ tăng trưởng GDP mỗi năm 6,5%, nợ nước ngoài giảm đáng kể, dự trữ ngoại hối gia tăng, tình trạng thất thoát vốn tài chính chấm dứt, mức sống người dân được cải thiện. Công nghiệp tăng trưởng 75% và đầu tư tăng 125%, qua đó giúp Nga giành lại vị thế của Nga là một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Xúc động trước chiến thắng quan trọng để lần thứ ba trở thành ông chủ điện Kremlin, Thủ tướng Putin không ngăn được những giọt nước mắt lăn dài trên má. "Chúng ta đã thắng trong một cuộc chiến trung thực và minh bạch", giọng Putin lạc đi trong sự xúc động. Ảnh: AFP

Cùng với sự phát triển về kinh tế, Nga cũng đã trở thành một siêu cường năng lượng nhờ một chính sách mà theo đó chính phủ kiểm soát một phần lớn ngành dầu khí và doanh thu từ ngành này. Điều tương tự cũng diễn ra đối với đa số các nước sản xuất nguyên vật liệu. Nga hiện là nước xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Nga cũng là quốc gia cung cấp khí đốt chính cho toàn bộ châu Âu, với những đường ống dẫn dầu kiểm soát toàn bộ khu vực Trung Á.

Dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga đã theo đuổi một chính sách rất khôn khéo về quản lý nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí, trong bối cảnh nguyên liệu này ngày càng khan hiếm và giá cả tăng cao trong những năm qua. Điều này vẫn được duy trì trong thời của Tổng thống Medvedev.

Đời sống người dân Nga cũng được cải thiện đáng kể. Trong thời gian ông Putin lãnh đạo nước Nga, với cả vai trò tổng thống và thủ tướng, từ năm 1999 đến nay thu nhập bình quân đầu người của dân Nga đã tăng gấp năm lần, lên mức 12.000 USD trong giai đoạn 2000-2011.

Ngay cả khi đã kết thúc 2 nhiệm kỳ của mình và chuyển sang vai trò Thủ tướng dưới thời Tổng thống Medvedev, vai trò của Putin đối với nền kinh tế Nga vẫn rất sâu sắc Giói bình luận Quốc tế và đa số người dân Nga đều cho rằng, "bộ đôi" chính trị gồm Tổng thống Dmitri Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin luôn hành động vững chắc và mang tính chất lâu dài. Vladimir Putin trong vai trò Thủ tướng, vẫn là đại diện giới chính trị thượng lưu và sẵn sàng lãnh đạo các hoạt động kinh tế.

Thách thức trong nhiệm kỳ mới

Trở lại điện Kremlin một cách thuyết phục trong nhiệm kỳ thứ 3, Putin đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ cho nền kinh tế Nga. Dù nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể, nhưng vẫn chưa đủ để trở thành một nền kinh tế có ảnh hưởng.

Nga không có khả năng trở thành một đối tác hàng đầu đối với những nước thân cận như Trung Quốc và Ấn Độ. Thậm chí, Nga cũng không phải là đối tác hàng đầu đối với bất cứ một nền kinh tế chủ chốt nào trên thế giới, thậm chí cả các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).

Các chuyên gia kinh tế dự đoán năm 2012, kinh tế Nga sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là những vấn đề của Mỹ và Liên minh châu Âu.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế còn bày tỏ lo ngại về sự chênh lệch giữa sự tăng lên đáng kể của nhu cầu trong nước và sự suy giảm tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp. Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm 2012, tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ vào khoảng 2,5-2,6% và tăng trưởng cả năm sẽ không cao hơn 3%.

Chính sách khai thác dầu mỏ và khí đốt vốn rất thành công trong thời Putin bắt đầu để lộ những nhược điểm. Việc phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ và khí đốt có thể khiến ngân sách của nước Nga trong năm 2012 có thể bị thâm hụt nặng do bị ảnh hưởng bởi giá dầu. Năm ngoái, dầu mỏ và khí đốt chiếm gần 50% thu ngân sách và Nga đã trở thành nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.

Trở lại điện Kremlin trong nhiệm kỳ thứ 3, Putin đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ cho nền kinh tế Nga.

Tham nhũng cũng là một vấn đề khác khi Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2011 xếp Nga vào nhóm nước có nạn tham nhũng tồi tệ nhất. Những người chỉ trích nói ông Putin đã khởi đầu một chế độ quan liêu, ban nhiều quyền hành không được giám sát cho các quan chức nhà nước để đổi lấy sự trung thành, dẫn đến tình trạng trì trệ chính trị và tham nhũng tăng vọt.

Hai nhiệm kỳ tổng thống trước đây của ông Putin đã chứng kiến vụ tống giam cựu tỉ phú giàu nhất nước Nga Mikhail Khodorkovsky trong vụ án được nhiều người xem là có động cơ chính trị.

Vì vậy, trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Putin đã cam kết sẽ tiếp tục kế hoạch tư nhân hóa các công ty nhà nước và tiến hành cải cách chính trị, những lời hứa đó đã giúp ông thuyết phục không chỉ các cử tri Nga mà cả những nhà đầu tư nước ngoài.

Với các vấn đề xã hội, ông Putin đã cam kết trước bầu cử là sẽ tăng các khoản lương và thưởng cho nhân viên nhà nước và quân đội, nâng chi tiêu từ ngân sách lên mức 4,8 nghìn tỉ rúp (164 tỉ USD).

Về đối ngoại, vấn đề lớn nhất với ông Putin có lẽ là sự khác biệt trong quan điểm với Mỹ và các nước phương Tây về một trật tự thế giới mới. Làn sóng can thiệp vũ trang hoặc đe dọa can thiệp vũ trang của Mỹ và các đồng minh ở nhiều nước vốn là đồng minh truyền thống của Nga cũng như kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu sẽ là những thử thách lớn nhất cho ông Putin.

Hiện tại, vị thế của nước Nga đối với các nước lân cận không còn như trước, Nga không tạo dựng được một chính sách hiệu quả trong quan hệ với cộng đồng người Nga ở nước ngoài như cách mà Trung Quốc đã làm với Hoa Kiều cũng như mất ảnh hưởng đến một số nước láng giềng như Ukraine.

Ngoài ra, sự nổi lên của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác, một mặt là cơ hội lớn với kinh tế Nga, nhưng cũng đồng thời là thách thức khi sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Thách thức đang thực sự đặt trên vai Tổng thống Putin, bởi giải quyết các vấn đề quốc tế sẽ quyết định vị thế của nước Nga cũng như các lợi ích về kinh tế của đất nước. Là "người hùng" của nước Nga, Putin luôn xuất hiện với một hình ảnh tràn trề sức sống: ngồi buồng lái máy bay chiến đấu, lái máy liên hợp nông nghiệp, hay mang thiết bị lặn xuống đáy biển. Người Nga đang mong đợi, trong nhiệm kỳ thứ 3 này, ông Putin sẽ mang lại cho nền kinh tế Nga một sức sống mãnh liệt như vậy.

(VEF)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư