hotline Hotline: 0977 096 677

Trung Quốc và hiểm họa 'xung đột không chủ ý'

Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, khu vực đang đối mặt với hai mối nguy
Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, khu vực đang đối mặt với hai mối nguy.

Tờ Economist mới đây có bài phân tích cho rằng đe dọa của Trung Quốc đến từ nhiều phía với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng gộp lại chúng mang lại hai mối nguy hiểm cho toàn khu vực.

Gây hấn

Trung Quốc đang ngày càng có những động thái gây hấn một cách đáng báo động. Ấn Độ cho biết Trung Quốc lập trại lính sâu trong biên giới lãnh thổ Ấn Độ 19km cạnh “đường phân chia thực tế” (LAC) phân tách khu vực Ladakh thuộc bang Jammu & Kashmir với Trung Quốc.

Nhật Bản cũng báo cáo rằng tàu hải giám Trung Quốc tuần tra hàng ngày quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Và mới đây, 26/4, Trung Quốc yêu cầu Philippines “rút toàn bộ công dân và các cơ sở vật chất” trên một số đảo và dải đá ngầm trên Biển Đông, nơi nước này chiếm đống nhiều thập kỷ qua. Tất cả các trường hợp này đều cho thấy Trung Quốc rõ ràng có những động thái khiêu khích. Điều này đều khiến các nước láng giềng ngày càng lo lắng. 

Trong ba vụ tranh chấp lãnh thổ lớn này thì tranh chấp với Ấn Độ là bất ngờ nhất. Hai khu vực có tranh chấp lớn nhất giữa hai nước là Arunachal Pradesh và Aksai Chin.

Hai nước thường xuyên tuần tra trong cả hai khu vực mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền này. Tuy nhiên, việc lính Trung Quốc lập trại trong lần xâm nhập này lại là một chuyện khác. Đây là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ năm 1986. Sau năm này, hai nước nhất trí dẹp cuộc tranh luận bất phân về việc phân ranh giới LAC sang một bên, tập trung vào việc chống tham nhũng, xây dựng thương mại và các mối quan hệ khác.

32 tàu Trung Quốc thả neo gần quần đảo Trường Sa hôm 13/5
32 tàu Trung Quốc thả neo gần quần đảo Trường Sa hôm 13/5.

Ông Ajai Shukla, một nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ, cho biết quân đội Ấn Độ đã và đang thực hiện những gì mà ông gọi là “làn sóng thứ ba tiến đến biên giới Trung-Ấn”. Hai “làn sóng” trước, một là cuối những năm 1950 làm dẫn đến cuộc chiến năm 1962, hai là vào năm 1986, dẫn đến bế tắc như hiện nay. Ông Shukla cho biết, Ấn Độ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Arunachal Pradesh và Aksai Chin bằng nhiều binh sỹ, vũ khí và cơ sở hạ tầng.

Rõ ràng, đe dọa của Trung Quốc đến từ nhiều phía với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng gộp lại chúng mang lại hai mối nguy hiểm cho toàn khu vực. Đầu tiên, Trung Quốc mở chiến dịch phối hợp thiết lập “các sự kiện trên mặt đất” (hoặc biển) như trên để tăng cường vị thế trong các cuộc đàm phán hoặc xung đột trong tương lai. Không giải quyết các tranh chấp từng khu vực một, Trung Quốc đang tiến hành tất cả các tranh chấp trong cùng một thời gian. Do đó, ấn tượng về một cường quốc hung hăng đang lên là điều dễ hiểu.

Xung đột không chủ ý

Mối nguy hiểm thứ hai đó là những “xung đột không chủ ý”. Cả Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào khác trong tranh chấp với nước này đều có thể dẫn tới bạo lực.

Nguy cơ tính toán sai lầm của một lãnh đạo địa phương cũng có thể dẫn đến leo thang căng thẳng không thể dự đoán trước. Đặc biệt trên khu vực quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, các quan chức Mỹ lo ngại rằng việc cá nhân các thuyền trưởng hoặc phi công chiến đấu quá căng thẳng hoặc hung hăng có thể gây nên những sai lầm nghiêm trọng dẫn tới những hậu quả khôn lường cho cả khu vực.

Trong một bài phân tích trên trang Politicca, các nhà phân tích cũng cho rằng “chỉ cần một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh” khi Phillippines, Việt Nam, Đài Loan và một số quốc gia khác đang phản ứng dữ mạnh với những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc.

(Theo Phan Yến // Tienphong Online // Economist)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư