hotline Hotline: 0977 096 677

Cải cách toàn diện để thu hút dòng vốn ngoại

Nhà đầu tư nước ngoài tham quan Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM. Hiện nay yếu tố nguồn lực nước ngoài trong việc giải quyết nợ xấu vẫn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam đến thời điểm cuối tháng 10-2012 ở mức 8,8-10%. Dựa trên các số liệu được công bố gần đây của NHNN về con số dư nợ tín dụng (2,88 triệu tỉ đồng vào cuối tháng 7-2012) cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống (1,24% vào cuối tháng 7-2012 và 2,77% vào ngày 19-10-2012), có thể ước tính được số nợ xấu của toàn hệ thống sẽ vào khoảng từ 257.000-292.350 tỉ đồng.

Với con số nợ toàn hệ thống vào cuối quí 1-2012 khoảng 202.000 tỉ đồng như công bố của NHNN trước đây thì xét về giá trị tuyệt đối, trong vòng hai quí vừa qua nợ xấu của toàn hệ thống đã tăng thêm khoảng 55.000-90.000 tỉ đồng; tức đã tăng thêm 27,2-44,5% xét về giá trị tương đối. Đây là mức tăng ròng vì nó không tính đến số nợ xấu mà các tổ chức tín dụng đã tự xử lý từ đầu năm, như NHNN công bố, khoảng 36.000 tỉ đồng nhờ cơ cấu lại các khoản nợ, hoãn nợ, xóa nợ.

Như vậy, từ đầu năm tới nay bức tranh nợ xấu của Việt Nam tiếp tục xấu đi bất chấp nỗ lực tự giải quyết của các tổ chức tín dụng. Đây có lẽ là lý do mà NHNN quyết định đẩy nhanh tiến độ hình thành công ty mua bán nợ xấu quốc gia để giải quyết nợ xấu, theo đó NHNN dự định sẽ đệ trình đề án này lên Chính phủ vào ngày 15-11 tới.

Vì sao nợ xấu của các tổ chức tín dụng lại khó giải quyết bằng giải pháp tự thân đến vậy? Liệu công ty mua bán nợ xấu quốc gia có thể đảm nhận vai trò xử lý nợ xấu được không? Để trả lời hai câu hỏi này chúng ta cần phải biết được những đặc điểm có tính đặc thù của nợ xấu trong hệ thống tín dụng Việt Nam.

Hai đặc điểm chính của nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam

Việc hầu hết tổ chức tín dụng (TCTD) đều có nợ xấu gia tăng thể hiện đây không phải là do sự yếu kém của một vài TCTD. Nó đến từ một loạt nguyên nhân có tính hệ thống trong những năm trước đây như chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tăng trưởng, chính sách tăng trưởng dựa vào khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chính sách chuyển đổi quá nhanh các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị, và sự yếu kém của công tác giám sát các quan hệ sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng với nhau cũng như giữa khu vực tín dụng và khu vực doanh nghiệp.

Những nguyên nhân này khiến cho nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam gắn chặt với khu vực DNNN và khu vực bất động sản. Do chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ là lấy DNNN làm chủ đạo nên để thúc đẩy tăng trưởng khu vực DNNN đã được cấp tín dụng khá dễ dãi từ hệ thống ngân hàng thương mại. Khu vực này được quyền vay tín chấp và theo chỉ đạo của Chính phủ nhiều hơn so với khu vực tư nhân. Hệ quả là, theo báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 9-2012 thì “DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”.

Một điểm đặc trưng khác là nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam gắn với sự sụt giảm của thị trường bất động sản. Khi NHNN duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh phát triển các dự án trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp... Người dân cũng sẵn sàng vay tiền của ngân hàng để đầu tư bất động sản. Ngoài ra, theo những tính toán gần đây nhất của NHNN thì tỷ lệ thế chấp bằng bất động sản chiếm khoảng 60% tổng tài sản đảm bảo của các ngân hàng. Khi thị trường bất động sản suy giảm, hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh, kéo theo nợ xấu ở khu vực này tăng. Những khoản nợ xấu, nợ quá hạn trong các lĩnh vực khác được thế chấp bởi bất động sản sẽ rất khó thanh lý. Việc thanh lý mạnh các tài sản thế chấp sẽ khiến cho giá bất động sản bị suy giảm thêm và làm trầm trọng thêm tình hình nợ xấu của nền kinh tế.

Hình thành công ty mua bán nợ xấu quốc gia...

Một khi nợ xấu mang tính hệ thống thì không có quốc gia nào trông chờ vào việc để các ngân hàng thương mại tự xử lý. Diễn biến nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam ngày càng tệ đi trong thời gian qua càng khẳng định điều này.

Để giải quyết vấn đề nợ xấu mang tính hệ thống của một quốc gia, kinh nghiệm chung trên thế giới cho thấy quốc gia đó cần phải (i) tiến hành quá trình xử lý nợ xấu nhanh chóng và toàn diện thông qua một công ty mua bán nợ xấu ở tầm quốc gia, và (ii) dựa đáng kể vào nguồn lực của nước ngoài.

Việc hình thành một công ty mua bán nợ xấu ở tầm quốc gia có chức năng mua bán nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã nhận được sự đồng thuận cao từ giới chuyên gia và các nhà làm chính sách của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, dường như tâm thế chung về việc phải có công ty mua bán nợ xấu quốc gia vẫn chủ yếu đến từ đòi hỏi phải đưa ra các quyết định nhanh chóng, toàn diện và quyết đoán, đòi hỏi xử lý nợ xấu khu vực DNNN, và nhu cầu khơi thông luồng tín dụng trong khu vực sản xuất và khu vực bất động sản.

Yếu tố nguồn lực nước ngoài trong việc giải quyết nợ xấu vẫn chưa được giới chuyên gia và các nhà làm chính sách nhìn nhận một cách thấu đáo trong mối quan hệ với công ty mua bán nợ xấu quốc gia.

...Và cải cách toàn diện để thu hút dòng vốn ngoại

Trong bối cảnh nợ xấu có tính hệ thống, cộng thêm nợ công cao và nguồn ngân sách hạn hẹp, của Việt Nam hiện nay thì việc trông chờ vào nguồn vốn trong nước để giải quyết nợ xấu là điều dường như bất khả thi, vì bản chất của các chính sách kiểu này chỉ là san, chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ khác. Nhiều người cho rằng giảm giá bất động sản thì có thể giải quyết được vấn đề. Nhưng do bất động sản và tín dụng ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên việc giảm mạnh giá bất động sản sẽ khiến cho nợ xấu của hệ thống tăng lên thay vì giảm đi.

Nhiều người lấy bối cảnh giai đoạn 1997-1999 để ủng hộ quan điểm cho rằng vẫn có thể dựa vào nội lực trong nước để giải quyết vấn đề nợ xấu, khi đó lên tới 30% dư nợ toàn hệ thống. Họ cho rằng nợ xấu hệ thống ngân hàng đã được giải quyết chỉ đơn giản bằng các giải pháp giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ.

Nhưng quan điểm này bỏ qua một điểm mấu chốt rằng hệ thống tín dụng Việt Nam vượt qua được khó khăn trong giai đoạn đó chủ yếu là nhờ vào chính sách mở cửa thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, và cải cách mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp tư nhân. Trừ một số nước trong khu vực Đông Á rơi vào khủng hoảng, các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu vẫn trong xu thế tăng trưởng cao. Khi có sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong nước, dòng vốn nước ngoài đã chảy vào và giúp cho nền kinh tế Việt Nam hồi sinh.

Bối cảnh của Việt Nam bây giờ khá khác so với giai đoạn 1997-1999. Dư địa tiến hành những chính sách mở cửa thương mại và kích thích tư nhân phát triển để thu hút dòng vốn nước ngoài không còn nhiều. Kinh tế thế giới lại đang hết sức bấp bênh và có nguy cơ quay trở lại suy thoái. Thật khó cho Việt Nam lúc này ngồi chờ dòng vốn nước ngoài tự tìm đến để giải quyết vấn đề nợ xấu hệ thống thay vì phải chủ động đi tìm kiếm nguồn vốn đó.

Việc hình thành công ty mua bán nợ xấu quốc gia là một trong những giải pháp quan trọng để chủ động tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài. Nếu như để cho các ngân hàng thương mại tự xoay xở trong việc bán nợ xấu cho các đối tác nước ngoài thì sẽ rất mất thời gian và tốn kém. Hơn nữa, các thương vụ có thể không đủ lớn để khiến cho các tổ chức nước ngoài quan tâm.

Với công ty mua bán nợ quốc gia, các khoản nợ xấu có thể được gộp lại thành gói để bán sỉ hoặc bán lẻ cho các tổ chức nước ngoài. Việc đàm phán “cả gói” sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn nhiều so với đàm phán mua bán từng khoản nợ một. Đặc biệt, các khoản nợ xấu liên quan đến khu vực DNNN đòi hỏi phải có những chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ để vượt qua các rào cản pháp lý về mua bán tài sản nhà nước.

Nhưng công ty mua bán nợ quốc gia chỉ có thể thành công trong việc bán nợ xấu cho các đối tác nước ngoài nếu như nền kinh tế trong nước có những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh. Đây là điều chúng ta cần học hỏi từ giai đoạn cải cách 1998-2000.

Tóm lại, việc hình thành công ty mua bán nợ xấu quốc gia là việc cần thiết lúc này nhưng việc điều hành nó không thể tách rời khỏi một Ủy ban trung ương chỉ đạo về tái cơ cấu triệt để nền kinh tế. Nếu như Việt Nam không đồng thời đẩy mạnh việc cải cách khu vực DNNN, cải cách khu vực dịch vụ công, cải cách hành lang pháp lý, và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân thì việc hình thành công ty mua bán nợ quốc gia chỉ dẫn đến kết cục chuyển nợ xấu của khu vực doanh nghiệp thành nợ công thay vì giải quyết được vấn nạn này. Nếu chỉ dừng lại như vậy, việc nền kinh tế tiếp tục suy giảm là điều có thể nhìn thấy trước.

(TBKTSG)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư