hotline Hotline: 0977 096 677

Chữa bệnh với rượu tỏi, cơm tỏi…

Tỏi có hàm lượng cao các hợp chất chống oxy hoá như allicin, liallyl sulfide, ajoene... Những hoạt chất này vừa có tác dụng nở mạch, giảm cholesterol xấu, giảm độ dính của máu, giúp phòng chống cao huyết áp, đột quỵ.

Không phải ai cũng dùng tỏi được

rượu tỏi - tinsuckhoe.com
Rượu tỏi có tác dụng giúp giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp…

Nhiều chuyên gia về tim mạch cho rằng ăn tỏi là biện pháp tự nhiên và đơn giản nhất nếu muốn hạ cholesterol trong máu xuống khoảng từ 10 – 15%, một số người có đáp ứng tốt với tỏi, tỷ lệ này có thể đến 25 – 30%. Bác sĩ Piotrowski ở đại học Geneve (Thuỵ Sĩ) qua nghiên cứu trên 100 bệnh nhân cao huyết áp cho biết huyết áp của họ bắt đầu hạ sau một tuần điều trị với dầu tỏi. Ông cho rằng tỏi hạ huyết áp bằng cách làm nở mạch, qua đó làm giảm các triệu chứng như đau ngực, chóng mặt, nhức đầu. Một nghiên cứu khác của nhóm nhà khoa học Ấn Độ trên những người khoẻ mạnh cho dùng khoảng 2 ounce (khoảng 57g) tỏi, hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương đương, cũng ghi nhận cholesterol giảm trung bình từ 229 xuống còn 213 trong ba giờ đồng hồ. Một báo cáo của các nhà khoa học ở đại học New York (Mỹ) cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ một nửa đến một củ tỏi trong từ 8 – 24 tuần có thể hạ cholesterol xuống khoảng 9%. Khảo sát chung về ảnh hưởng của chế độ ăn uống có dùng tỏi đối với bệnh tim mạch đã phổ biến trên tạp chí Science News cho biết thêm, những người hay ăn tỏi giảm được 32% các cơn đau thắt ngực và giảm khoảng 45% nguy cơ tử vong do bệnh tim so với người không ăn tỏi.

Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng tỏi có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh nên có thể gây phản ứng phụ, kể cả tăng huyết áp trong một số trường hợp nếu dùng sai chỉ định. Người đang có thai, người có thể tạng nhiệt, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, nhất là khi dùng rượu tỏi hoặc những viên thuốc tỏi dài ngày, phải rất thận trọng. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người sắp phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có thể làm thay đổi tác dụng các thuốc chống đông máu dùng trong giải phẫu. Một số nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm với người đang điều trị HIV/AIDS. Khi dùng tỏi phối hợp với thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Vài cách dùng tỏi làm thuốc

Rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp: dùng 300g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600g rượu trắng khoảng 40o. Sau hai tuần, chắt rượu ra dùng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 15 – 20 giọt. Sau khi dùng hai hoặc ba tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống đúng liều duy trì. Ngưng dùng rượu tỏi khi có triệu chứng viêm nhiễm cấp tính xảy ra.

Ăn bao nhiêu tỏi là vừa?

Cách dùng tỏi an toàn nhất là dùng như một gia vị kèm theo bữa ăn. Để giảm cao huyết áp, người bệnh cần khoảng 10.000mcg allicin mỗi ngày. Liều này tương đương với bốn tép tỏi cỡ trung bình hoặc 4g tỏi. Cũng nên biết rằng, điều trị cao huyết áp hoặc phòng chống các loại bệnh tim mạch cần phải phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hoà trong các loại thịt động vật và năng vận động, chứ không chỉ dựa vào một bài thuốc nhất định, kể cả tỏi.

Cơm tỏi gạo lức chữa phù thủng, cao huyết áp: lấy một chén gạo lức, một chén đậu xanh cà còn vỏ, từ ba đến năm tép tỏi. Nấu cơm trộn đậu xanh. Khi cơm vừa cạn, trộn đều vào cơm số tép tỏi đã cắt mỏng. Ăn cơm với chuối chín, giảm tối thiểu muối hoặc nước mắm. Ăn liên tục từ 10 – 15 ngày. Đây là phương thuốc hữu hiệu cho nhiều chứng bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như béo phì, tiểu đường, tim mạch.

Bài thuốc tỏi, đậu trắng chữa cao huyết áp: dùng 100g tỏi và 100g đậu trắng. Bóc vỏ tỏi, thái mỏng và vo sạch đậu. Nấu nhừ tỏi và đậu với khoảng hai lít nước. Không dùng lò vi sóng để tránh làm giảm hoạt chất của tỏi. Chia làm hai hoặc ba lần, ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Dùng mỗi tháng một lần. Hầu hết các trường hợp đã sử dụng đều biểu hiện giảm huyết áp ngay ngày hôm sau và tiếp tục giảm dần sau đó. Có người dùng cách đổ ba chén nước sắc còn một chén, bỏ xác, uống nước sắc; lập lại ba lần trong ba ngày liên tiếp, cũng thấy có kết quả. Liều lớn của tỏi giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng xơ vữa và hạ huyết áp. Đậu trắng giúp tăng cường tác dụng chuyển hoá chất mỡ, điều hoà hấp thu các hoạt chất để giảm bớt tính nóng và một số phản ứng phụ của tỏi khi dùng liều lớn.

Đắp tỏi huyệt dũng tuyền chữa cao huyết áp: dùng từ một đến hai tép tỏi và phần hành lá tương đương. Tỏi lột vỏ, hành lá cắt nhỏ. Giã nát và trộn đều. Trước khi đi ngủ đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền ở hai lòng bàn chân. Dùng băng gạc để cố định miếng đắp. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Đắp thuốc ban đêm khi ngủ, ngày tháo ra, liên tục từ 3 – 5 lần. Huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau gót chân.

(Theo Lương y Võ Hà // SGTT Online)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư