hotline Hotline: 0977 096 677

Tim mạch và thai nghén

 Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm lý, giải phẫu, sinh lý, huyết học, tuần hoàn… Những người khỏe mạnh hệ thống tim mạch thích ứng được với những thay đổi đó, nhưng với những sản phụ có bệnh tim mạch thì thai nghén trở thành gánh nặng và làm cho các bệnh lý tim mạch trở nên nặng hơn, dễ xảy ra tai biến và biến chứng cho mẹ và thai nhi. Vì thế, việc theo dõi, điều trị, tiên lượng và quyết định các can thiệp đối với bệnh nhân tim mạch đang mang thai rất quan trọng.

Các bệnh van tim và thai nghén
 
Khoảng 1% số phụ nữ mang thai có các bệnh lý van tim và đi kèm với tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi. Các bệnh van tim hay gặp gồm:
 
Hẹp van hai lá: Bệnh hẹp van hai lá là bệnh tim rất đáng quan tâm ở phụ nữ có thai vì khởi đầu người bệnh thường không có triệu chứng nhưng khi mang thai có thể diễn biến xấu đi do nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim hoặc do nhu cầu cung cấp máu tăng lên dẫn đến các biến chứng thường gặp là phù phổi cấp, nếu không được điều trị dễ dẫn đến tử vong. Vì thế sản phụ có bệnh hẹp van hai lá nặng cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và thường điều trị nong van hoặc phẫu thuật sửa/thay van hai lá trước khi mang thai.
 
 
Hở van hai lá: Nguyên nhân thường do di chứng thấp tim hoặc sa van hai lá. Sản phụ thường dung nạp tốt nên đôi khi quá trình mang thai vẫn diễn ra bình thường (thường gặp ở sản phụ chức năng tim còn bù trừ tốt), tuy nhiên ở những sản phụ có hở van hai lá nặng, kèm theo chức năng tim đã suy giảm thì quá trình thai nghén dễ có các biến chứng khi sinh nở.
 
Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân thường gặp là bẩm sinh hoặc do di chứng của thấp tim. Nếu hẹp van động mạch chủ nặng hoặc đã có triệu chứng như khó thở, đau ngực thì cần khuyên người bệnh không nên có thai cho tới khi được phẫu thuật. Nếu đã mang thai và xuất hiện các triệu chứng sớm thì nên cân nhắc đình chỉ thai nghén.
 
Hở van động mạch chủ: Sản phụ thường dung nạp tốt khi chức năng tim còn trong giới hạn bình thường. Cần lưu ý một số thuốc trong quá trình thai nghén như thuốc “ức chế men chuyển” (loại thuốc hay dùng điều trị trong hở van động mạch chủ) có nguy cơ dị tật với thai nhi, nên cần thay thế bằng nhóm thuốc khác.
 
Van cơ học: Những sản phụ có mang van tim nhân tạo (được thay van nhân tạo cơ học trước khi mang thai) cần dùng thuốc chống đông suốt đời và phải tiếp tục trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các thuốc chống đông như wafarin (Sintrom) và các dẫn xuất khác có thể dẫn đến bệnh lý thai nhi trong thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và xuất huyết nội sọ thai. Vì thế, với người bệnh mang van tim cơ học, việc mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ lớn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu vẫn tiếp tục mang thai, thì trước khi sinh cần phải dừng wafarin và thay bằng thuốc chống đông khác là heparin trong 10 ngày trước khi sinh. Trong khi sinh thì dừng dùng heparin và dùng lại wafarin từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh.
 
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
 
Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có thai cũng tương tự như người không có thai. Nguy cơ nhồi máu sẽ tăng lên ở trường hợp đa thai, người hút thuốc lá, bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp và tăng mỡ máu. Nhồi máu cơ tim hay gặp nhất trong 3 tháng cuối của quá trình mang thai và tử vong của mẹ khoảng 20%. Về điều trị cũng tương tự với người không có thai.
 
Rối loạn nhịp và thai nghén
 
Ngoại tâm thu nhĩ và thất rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nhiều sản phụ có cảm giác tim đập mạnh trong lồng ngực và thấy có khoảng hẫng nhịp sau nhịp ngoại tâm thu. Rối loạn nhịp nhanh cũng phổ biến trong thai kỳ. Khoảng 20% trường hợp phụ nữ có cơn nhịp nhanh trên thất từ trước sẽ tái phát trong thời kỳ có thai. Vì thế, các sản phụ cần được theo dõi về tim mạch trong suốt quá trình mang thai.
 
Các bệnh tim ít gặp khác trong quá trình thai nghén như: Tăng áp lực động mạch phổi, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, bệnh cơ tim chu sản (một loại bệnh lý đặc biệt có liên quan quá trình thai sản)… Đối với những sản phụ nói chung, đặc biệt các sản phụ có bệnh tim nói riêng cần được theo dõi và quản lý thai nghén định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Các sản phụ có bệnh lý tim mạch kèm theo, cần được thăm khám và kết hợp điều trị của bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhằm giảm các nguy cơ biến chứng và tai biến trong thai kỳ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
 
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có tới khoảng nửa triệu sản phụ tử vong do hậu quả của các biến chứng có liên quan đến thai nghén, trong đó nguyên nhân do bệnh lý tim mạch là phổ biến. Trong các nguyên nhân do tim mạch hay gặp là tăng huyết áp (12%), do các bệnh tim khác chiếm 20%. Tỷ lệ này còn cao hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, bệnh tim hay gặp ở phụ nữ có thai vẫn liên quan nhiều đến bệnh van tim do di chứng thấp tim, một số khác do các bệnh tim bẩm sinh chưa được phát hiện và điều trị. Những sản phụ này có thể sẽ gặp nhiều nguy cơ trong quá trình thai nghén.
 
Theo SKDS

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư