hotline Hotline: 0977 096 677

Chủ quan, trẻ có thể bị hen suốt đời

Thời tiết chuyển mùa, tỷ lệ bệnh nhi nhập viện do viêm đường hô hấp, sốt, ho gia tăng. Đặc biệt, với bệnh viêm phế quản, hen, thời tiết nóng ban ngày, lạnh về đêm là điều kiện lý tưởng cho bệnh phát sinh.

Ước tính tại Bệnh viện Nhi TƯ, trung bình mỗi tuần có khoảng 200 trẻ đến khám bệnh do hen. Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 10% trẻ em bị hen (gấp đôi so với người lớn), trong đó trẻ dưới 2 tuổi chiếm khoảng 1/5 số ca bệnh. Mặc dù  tỷ lệ tử vong không cao nhưng trẻ có thể bị bệnh suốt đời do sự chủ quan của người lớn.

Bác sỹ cũng chẩn đoán nhầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 25.000 trẻ mắc hen phế quản (HPQ) bị tử vong. Tuy nhiên, hầu hết có thể tránh khỏi tử vong nếu người lớn có kiến thức về căn bệnh này. Qua khảo sát hơn 20 bà mẹ (chủ yếu trú tại Hà Nội) đưa con đến khám HPQ tại Bệnh viện Nhi TƯ và Xanh Pôn, chỉ có 3 mẹ hiểu căn nguyên của bệnh. Theo một bác sỹ của Bệnh viện Nhi TƯ, có trường hợp bệnh nhi 4 tuổi (ở Hưng Yên) bị hen vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng co thắt khó thở, người đã tím tái, mắt nhắm nghiền, chỉ cấp cứu chậm trong vòng 2-3 phút là có thể bị tử vong. Cha mẹ bệnh nhi cho biết, bệnh nhi vẫn thường xuyên có những cơn ho, khó thở nặng vào ban đêm,  bác sỹ thường cho uống kháng sinh để điều trị, chưa bao giờ nghe bác sỹ chẩn đoán con mình bị HPQ.

Thực tế hiện nay, không chỉ cha mẹ thiếu kiến thức về căn bệnh này mà ngay các bác sỹ, nhất là ở tuyến cơ sở đôi khi cũng thiếu kiến thức,  chẩn đoán nhầm (chẩn đoán hen thành viêm phế quản dạng hen, viêm phế quản co thắt) hoặc bỏ sót bệnh, dẫn đến việc đưa ra phương pháp điều trị không phù hợp, làm tỷ lệ trẻ nhập viện do HPQ ngày càng tăng. 

Căn nguyên của bệnh

Theo GS Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh HPQ ở trẻ em, nhưng nguyên nhân thường là những yếu tố trong môi trường sống, sản xuất (người ta gọi là các dị nguyên). Các dị nguyên gây bệnh  gồm nhiều nhóm như dị nguyên thực phẩm: sữa, trứng , cá, bột gạo, bột mì… gây HPQ kèm theo các bệnh dị ứng ngoài da (chàm, mày đay, phù Quincke, rối loạn tiêu hóa…). Dị nguyên đường hô hấp là thủ phạm chính của HPQ, hay gặp nhiều nhất là bụi nhà, nấm, mốc. Biểu bì lông súc vật như lông chó, lông mèo, phấn hoa là những dị nguyên mạnh hơn, gây nhiều thể hen nặng. Ngoài ra, sử dụng thuốc và hóa chất một cách bừa bãi cũng gây HPQ. Nguyên nhân nữa là do trẻ bị nhiễm trùng tái phát đường hô hấp (như viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…).

Biểu hiện lâm sàng của HPQ ở trẻ: khó thở, xuất hiện từng cơn đột ngột về đêm, đôi khi có kèm theo các dấu hiệu như ngứa mũi, ngứa họng, ho, hắt hơi… Bệnh làm cho tắc nghẽn phế quản do co thắt cơ trơn thành phế quản, gây viêm niêm mạc phế quản dẫn đến phù nề, dày niêm mạc và tăng tiết chất nhầy bất thường.

Điều trị phải kiên trì

Theo Hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, có tới 30% số trẻ mắc bệnh HPQ không còn triệu chứng khi 3 tuổi, một số khác sẽ khỏi bệnh khi vào tuổi dậy thì. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn, bệnh hen có thể đeo đẳng trẻ suốt đời, làm trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất, trí tuệ. Biến chứng nặng nhất của hen là trẻ bị suy tim mãn tính. Do đó, cách  phòng bệnh tốt nhất là không để trẻ tiếp xúc với những tác nhân (dị nguyên) gây HPQ như đã nêu trên. Còn trong việc điều trị, hiện nay có hai loại thuốc dạng xịt giúp cho việc kiểm soát hen: thuốc dự phòng lâu dài và thuốc giãn phế quản với tác dụng ngắn điều trị nhanh cơn hen, làm nhẹ triệu chứng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài thuốc y học cổ truyền giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, mọi phương pháp điều trị đều phải có sự chỉ định của thầy thuốc, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con dùng, cũng không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng trẻ có khỏe hơn, phải kiên trì vì tự ngưng thuốc đột ngột là yếu tố làm trẻ lên cơn hen nặng trở lại, gánh nặng bệnh tật sẽ càng nặng thêm.

 Qua điều tra trên 974 học sinh mẫu giáo về tình hình HPQ và viêm mũi dị ứng của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, tỷ lệ HPQ đã được bác sỹ chẩn đoán là 6,9%, 34,9% trường hợp đã từng bị viêm mũi. Trong số các triệu chứng ở học sinh bị HPQ thì triệu chứng khó thở  thường gặp nhất (41,8%), sau đó đến ho (32,8%), tím tái (3,0%). Còn với tình trạng viêm mũi thì gần 60% trẻ có triệu chứng  ho, tiếp đến mới là ngạt mũi (48,7%) và chảy nước mũi (47,4%).
 

(Theo Hanoimoi Online)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư